Shop Hamster Giá Sỉ

Bán Hamster giá rẻ - Uy tín - Cạnh tranh nhất HCM - Hamster 30.000 Cung cấp sỉ và lẻ các loại thú cưng: chó, mèo, hamster, sóc nhím. Call ngay 0938.996.246 more »

Shop Thú Cưng Giá Sỉ

Bán Hamster giá rẻ - Uy tín - Cạnh tranh nhất HCM - Hamster 30.000 Cung cấp sỉ và lẻ các loại thú cưng: chó, mèo, hamster, sóc nhím. Call ngay 0938.996.246. more »

Shop Chó Mèo Giá Sỉ

Bán Hamster giá rẻ - Uy tín - Cạnh tranh nhất HCM - Hamster 30.000 Cung cấp sỉ và lẻ các loại thú cưng: chó, mèo, hamster, sóc nhím. Call ngay 0938.996.246. more »

Chăm sóc cún con vào mùa hè thú vị

Người đăng: xuan vinh
Các em có biết người bạn tốt nhất và thân thiện nhất của con người là loài động vật nào không? Đó chính là chú chó đấy! Nếu nhà các em có nuôi một chú chó thì thật là tuyệt đúng không nào? Biết cách chăm sóc như thế nào để chú cún lớn lên khỏe mạnh là một việc rất quan trọng đấy. Các em hãy cùng xem mình phải làm gì khi nuôi một chú cún nhé!


Chăm sóc cún con vào mùa hè thú vị cho trẻ


Đầu tiên các em phải biết cho cún ăn (feed the puppy) đúng cách. Cún con thông thường nên ăn khoảng 3-4 bữa/ ngày, và không nên ăn quá no. Thức ăn cho cún con nên là những món mềm như ruốc, cháo thịt không mỡ, thịt bò. Các em nhớ lưu ý là thức ăn cho cún cần phải được nấu chín kĩ và loãng như cháo, không nên cho cún ăn nhiều thức ăn khô nhé. Mỗi tuần cún nên được ăn một quả trứng, vì trứng sẽ giúp lông cún được óng mượt hơn đấy. Buổi tối các em có thể cho cún con của mình uống một ít sữa hoặc nước đường pha loãng. Một điều cần chú ý là các em cần phải rửa sạch bát của cún sau khi ăn xong, và không cho cún ăn các thức ăn ôi thiu hay uống nước bẩn nhé.

Tắm cho cún con (take a bath for puppy) là một hoạt động rất vui đấy. Nhưng có một số điều các em cần lưu ý nha. Để tắm cho cún, các em phải dùng nước sạch. Nên mua các loại dầu gội chuyên dùng cho chó có bán tại các cửa hàng thuốc Thú y. Trong khi tắm, các em nhớ cẩn thận đừng để nước hay xà phòng vào tai hoặc mắt cún, và sau khi tắm xong phải dùng khăn lau sạch hoặc sấy khô lông cho cún. Cún con cần phải được tắm nhẹ nhàng, do đó các em đừng xối nước mạnh vào phần đầu của cún nhé, cún sẽ sợ lắm đấy.

Chỗ ở của cún nên ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và có nhiều nắng ấm. Các em nhớ đừng đặt cún nằm trước máy lạnh hoặc quạt máy, vì như thế cún sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh, và không đặt cún ở những nơi cao và không an toàn như cầu thang, ban công nha.

Ngoài ra, các em cũng cần nhắc ba mẹ bế cún con đi tiêm phòng dịch (vaccinate your puppy), và tẩy giun sán thường xuyên cho cún. Chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của cún, nếu thấy bạn cún nhà mình có bất kì biểu hiện nào bất thường như bỏ ăn, nôn mửa…thì các em phải nhanh chóng báo cho người lớn biết để mang cún đến trung tâm Thú ý theo dõi nhé.


Mỗi ngày các em nên dành thời gian dắt cún con đi dạo (walk the puppy) quanh nhà, trong công viên, bờ sông…đặc biệt là sau khi cún ăn xong để thức ăn được tiêu hóa. Nên dành thời gian chơi đùa cùng cún (play with the puppy), vì được hoạt động nhiều sẽ giúp chú cún của các em khỏe mạnh và năng động. Các em cũng có thể dắt bạn cún con cùng đi dã ngoại với gia đình (bring puppy to picnics), cả nhà cùng quay quần chơi đùa với cún sẽ rất vui đấy.

Chăm sóc cún con sẽ dạy cho các em bài học về giá trị yêu thương và nâng cao ý thức bảo vệ động vật xung quanh mình. Đặc biệt hơn, chăm sóc cún cũng là một cách giúp các em biết sống có trách nhiệm hơn và trưởng thành hơn. Cả nhà cũng sẽ khắn khít hơn khi cùng nhau chăm lo và chơi đùa với chú cún. Có một người bạn dễ thương như cún con bên cạnh mình, tuổi thơ của các em sẽ nối dài thêm những kỉ niệm đáng nhớ đấy.


Ý thức bảo vệ và yêu thương động vật là một trong các giá trị mang tính giáo dục cao, được Trung tâm Anh ngữ Kiddy Land chú trọng và đưa vào chương trình Anh văn Hè “Mùa hè kỳ thú – Summer Wonders 2013″. Khi tham gia khóa học này, các em sẽ cùng với giáo viên tìm hiểu những điều bí ẩn và thú vị của thế giới động vật của các chú thú con trong chủ đề baby animals.
more »

Đặc điểm các giống chuột Hamster ở Việt Nam

Người đăng: xuan vinh
Chuột Hamster là tên gọi chung của những loài gặm nhấm nhỏ, thường được nuôi như thú cưng trong nhà. Có tất cả 24 loài Hamster đã được biết đến trên thế giới, chúng có thể được phân biệt với các loài gặm nhấm khác dựa vào đặc điểm đuôi và chân rất ngắn, tai nhỏ, thường ăn nhiều và rất mập mạp. Cũng chính bởi những đặc điểm đáng yêu này mà chuột Hamster rất được yêu thích, trở thành thú cưng quen thuộc với nhiều bạn trẻ trên toàn thế giới. Bài viết này Thú Kiểng sẽ giới thiệu các đặc điểm của Hamster, môi trường sống, thức ăn ưa thích và các loài Hamster phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. 



Chuột Hamster – những điều nên biết trước khi nuôi

Đặc điểm, kích thước
Có tất cả 24 loài chuột Hamster đã được phát hiện trên thế giới, với kích thước rất đa dạng. Kích thước phổ biến nhất dao động từ 13 – 15cm (đối với Hamster Bear, hay Hamster Syria). Những chú Hamster nhỏ nhất là Hamster Lùn (Hamster Robo, hay Dwarf Hamster – Chuột đồng Mông Cổ) chỉ dài khoảng 5cm, trong khi những em lớn nhất, Hamster châu Âu, có thể dài tới 35cm và nặng tới gần 1kg, lớn hơn cả một chú thỏ trưởng thành.

Có một số đặc điểm rất dễ phân hiện chuột Hamster với các loài gặm nhấm khác như chân và đuôi rất ngắn, tai nhỏ, thân hình rất mập mạp. Do có thói quen tích trữ lương thực nên đa số loài Hamster có khoang miệng rộng, có thể phình ra để chứa thức ăn bên trong.
Môi trường sống

Môi trường sống của Hamster hết sức đa dạng. Những chú Hamster đầu tiên được phát hiện ở Syria, sau đó còn được tìm thấy ở nhiều nơi khác như Hy Lạp, Romani, Bỉ, Trung Quốc,… Nhìn chung, các giống Hamster đều thích môi trường khô ráo, ấm áp và sạch sẽ. Môi trường khô ráo là điều kiện cực kỳ quan trọng khi nuôi Hamster, bởi trong tự nhiên Hamster đã thích nghi hoàn hảo trong môi trường có độ ẩm thấp của sa mạc, thảo nguyên. Môi trường sống ẩm ướt có thể khiến Hamster mắc nhiều bệnh khó chữa, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bé.


Tập tính

Hamster là loài có thói quen sống về đêm và thích ngủ ngày, vì vậy nhiều người cho rằng Hamster mập mạp là do chúng chậm chạp và rất lười vận động. Tuy nhiên điều này không chính xác, trên thực tế loài này hoạt động rất hoạt bát về đêm, khi hầu hết sinh vật khác đã đi ngủ. Trong tự nhiên chúng có thể chạy nhiều cây số mỗi đêm để kiếm đủ thức ăn và trốn tránh kẻ thù.

Hamster có tập tính tích trữ lương thực. Bạn có thể thấy Hamster rất tham lam vì cho bao nhiêu thức ăn chúng cũng cố ăn hết. Tuy nhiên thực tế chúng không tiêu hóa hết số thức ăn mà bạn cho một lúc, mà chỉ cố gắng cho hết vào khoang miệng và đưa về tổ tích trữ cho những lúc đói kém. Đây là bản năng của Hamser do trong môi trường tự nhiên, thức ăn rất khan hiếm, chúng phải tích trữ cho những lúc đói kém. Vì vậy, bạn nên tránh cho Hamster quá nhiều thức ăn, vì thức ăn thừa không ăn hết có thể bị thối, mốc, trở thành mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số loài Hamster có lối sống cộng đồng, trong khi một số khác lại có tập tính bảo vệ lãnh thổ quyết liệt. Chẳng hạn như loài Hamster Syria sẽ tấn công bất cứ cá thể Hamster nào (cùng loài hay khác loài) dám xâm phạm lãnh thổ của chúng. Hậu quả của những trận đánh có thể rất thương tâm. Vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ tập tính của từng loài hamster nếu có ý định nuôi chung chúng với nhau.


Thức ăn của chuột Hamster

Giống như hầu hết các giống chuột khác, thức ăn của chuột Hamster rất đa dạng, thực đơn chính là các loại thực vật, củ quả nhu carot, dưa chuột, táo, chuối, rau cải, các loại hạt như thóc, ngô, hướng dương, lạc, điều,… Đặc biệt, trong môi trường nuôi nhốt, Hamster rất thích ăn các loại bánh quy. Tuy nhiên, bánh thường giàu năng lượng vì vậy bạn chỉ nên cho ăn ít để tránh bé bị béo phì.

Đặc biệt nên tránh các loại trái cây họ cam, như cam, quý, bưởi,… Axit citric trong các loại quả này có thể khiến Hamster bị ngộ độc. Tránh tất cả các loại thức ăn có chứa muối hoặc dấm, hamster không thích các loại gia vị này vì chúng có thể gây bệnh đường tiêu hóa. Cũng nên tránh cho các bé ăn phô mai, mặc dù phô mai rất giàu dinh dưỡng và hầu hết các bé Hamster đều không chê món này, tuy nhiên phô mai sẽ khiến bé nhà bạn nặng mùi và bạn sẽ phải dọn dẹp vất vả hơn.
more »

Nhím kiểng - Các bệnh liên quan

Người đăng: yahoo

Những triệu chứng bất thường ở Hedgehog


Để đảm bảo bé cưng của bạn luôn khoẻ, phương pháp tốt nhất là kiểm tra hàng ngày (cục u, vết thương vv..) và giám sát cân nặng tăng hay giảm đột ngột của bé.


1. Táo bón:
Nếu nhím của bạn có vẻ bị táobón, hãy đặt bé vào 1 chút nước ấm (mực nước ngập đến bụng) để tình trạng táo bón giảm nhanh chóng. Mẹo vặt này luôn luôn có hiệu quả.Sau đó, bổ sung thêm bí đỏ vào khẩu phần ăn của bé. Bí đỏ có tác dụng rất tốt khi bé bị táo bón. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn, hãy đến gặp bác sĩ thú y.


2. Lanh người, ngủ mê man, run run (hắt xì, chảy nước mũi):
Những triệu chứng này xuất hiện khi bé nhím của bạn quá lạnh. Làm ấm bé ngay lập tức. Đặt bé lên gối sưởi với nhiệt độ vừa phải, dưới chiếc áo của bạn, hoặc khăn đã được làm ấm bởi máy sấy. Làm tăngnhiệt độ phòng và đảm bảo ko có gió lùa. Để kiểm tra, hãyđặt 1 ngọn nến cạnh chuồng nhím. Nếu ngọn lửa lay động, chuồng bé đang nằm trong hướng gió lùa. Lót 1 cái ổ ấm vào chuồng cũng sẽ giúp bé giữ ấm.


Liên hệ Shop Yahu ngay để có thuốc điều trị nhé
Sản phẩm thuốc có bán tại shop yahu
Giá bán 25.000/lọ



3. Da khô:
Triệu chứng da khô có thể bị gây ra bởi ve, nấm, hậu quả của chế độ ăn uống, hoặc có khi chỉ do khoảng thời gian trong năm. Khi mùa đông đến, phần lớn các bé nhím đều bị khô da. Nếu nguyên dove và nấm đã bị loại trừ, sử dụng 1 vài giọt dầu vitamin E trên lưng, vai và mông của bésẽ đem lại kết quả tốt. Một số khác thì gợi ý nên cho 1 chút dầu olive vào nước tắm. Còn nếu bạn nghi ngờ chế độ ăn uống, hãy thêm 1 chút thức ăn khô có chứa axit béo Omega vào bữa ăn hàng đêm của bé.


4. Đi ngoài phân xanh:
Triệu chứng này bị gây ra bởi 1 loạt nguyên do. Căng thẳng, sự thay đổi trong chế độ ăn uống, hoặc 1 số bệnh cũng gây ra triệu chứng phân bất thường này. Nếu bạn đã thay đổi chế độ ăn, hoặc di chuyểnbé và bé nhím đi ngoài ra phân xanh thì hiện tượng đó sau vài ngày sẽ hết, phân của bé sẽ trở lại màu sắc bình thường. Nếu nhím bỏ ăn uống, hoặc phân vẫn xanh và lỏng, bạn nên tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ thú y.


5. Ve:

Ve là triệu chứng rất phổ biến. Các hệ quả kèm theo baogồm rụng lông, gãi nhiều, bong da khô và tai tả tơi. Sự kí sinh của ve có thể dẫn đến da bị viêm đỏ, lở loét, mù loà, nhiễm trùng tai và chết. Thamkhảo thêm ý kiến của bác sĩ thú y để điều trị ve. Rửa sạchvà khử trùng chuồng, wheel vv.. (ở Vn nghe khử trùng thì hơi khó, bạn có thể mua chai xịt chống ve, rận về xịt khắp chuồng, khoảng 3 tiếng sau mới cho bé vào) Bỏ các sản phẩm gỗ ra khỏi chuồng, các sản phẩm này có thể là nới trú ẩn của ve và nuôi dưỡng trứng ve. Một phương pháp giúp xác định xem có ve hay ko : Đặt bé lên miếng vải đen, chà lông nhẹ nhàng. Tiếp đó, đặt miếng vải dưới ánh sáng và tìm xem có các chấm trắng nhỏ di chuyển hay ko. Nếu có, bé nhím đang có ve ròi đó.

Liên hệ Shop Yahu ngay để có thuốc trị nhé
Hiện tại shop có bán phấn diệt ve nhé
Giá bán 35.000/lọ


6. Béo phì:
Béo phì có thể được chỉ dấu bằng khoảng vàng da ở dưới nách. Vấn đề này có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, một căn bệnh rất nghiêm trọng vàcó thể gây tử vong nếu ko được chữa trị. Để giúp bé nhím trở lại vóc dáng gọn gàng, hãy giảm thức ăn chứa nhiều chất béo và calo trong chế độ ăn uống. Khuyến khích bé hoạt động, tập thể dục bằng cách để wheel vào chuồng của bé.


7. Rụng lông:
Lông có thể bị rụng vì 1 vài lí do, nguyên nhân phổ biến nhất là ve. Nếu bạn nghi ngờ nhím có ve, hãy đến gặp bác sĩ thú y. Lưu ý rằng khi bé được 8 tuần ~ 6 tháng tuổi cũng sẽ bắt đầu thay lông. Thay lông là thời điểm nhím bắt đầu rụng những chiếc lông “trẻ con” và thay vào đó bằng lông trưởng thành. Quá trình thay lông thường kéo dài khoảng 4 tuần.


8. Tai rách:
Tai rách có thể bị gây ra bởi ve, nấm và các vấn đề về chế độ ăn uống. Sẽ cần đến bác sĩ thú y để xác định xem bé nhím của bạn bị ve hay nấm. Theo lệ thường, bạn có thể bôi 1 chút kem vitamin E vài lần/ tuần để giúp làm mềm, dịu vết rách. Một số người bổ sung dầu gan cá, hoặc tinh dầu vào thức ăn của bé. Những sản phẩm này bổ sungthêm Omega 3,6,9 và axit béovào chế độ ăn của bé.


9. Nấm tai:
Tai nhím tròn và mịn màng. Nếu nhím có những vết sờ thấy được ở trên tai, có thể bé đã bị nấm ăn tai. Nấm này được thống kê là những loại nấm thông thường có trên các sản phẩm gỗ. Nó tăng trưởng theo thình vết ở trên tai, ăn dần dần từ rìa tai. Cuối cùng, nếu ko được điều trị, nó sẽ ăn cụt tai nhím.


10. Tai chảy mủ:
Nếu bé nhím của bạn bị chảy mủ ra từ tai, có thể nguyên do bởi ve hoặc nhiễm trùng tai. Đưa bé đến bác sĩ thú ý để điều trị.


11. Mắt có ghèn, chảy nước mắt:
Chảy nước mắt hay có ghèn làhệ quả của nhiễm trùng, dị ứng hoặc chấn thương, gặp bác sĩ thú y để được chẩn đoán.


12. Chảy máu chân:
Kiểm tra chân nhím có vết cắtnhỏ hay gãy móng hay ko. Rửa sạch bằng nước ấm và cầm máu nếu máu vẫn chảy. Sau đó hãy xác định xem lí donào dẫn đến triệu chứng đó. Nếu bé nhím có những vết cắt nhỏ ở gót chân, bạn có thể xác định do chiếc wheel gây ra. Có thể người bạn đầy gai của chúng ta đã chạy cho đến khi chân bị thương (y chang Bon và Bi, ham mê chạywheel đến chảy cả máu chân)


13. Cục u dưới da, khối u, ung thư:
Thật không may, khối u và ung thư là những chứng bệnhrất phổ biến ở hedgehog. Gặpbác sĩ thú y để xác định khối u và cách điều trị tốt nhất.


14. Nấm - Ghẻ:
Bệnh này nguy hiểm nhất trong các loại bệnh kể trên, nó khiến các bé nhanh sụt cân, mệt mỏi, sốt lừ đừ. Nếu không nhanh chóng điều trị có thể cướp mất sinh mạng bé nhé

Hiện tại Shop Yahu đã có thuốc điều trị loại bệnh này rất hiệu quả, chỉ trong vòng 2 tuần bệnh sẽ hết sạch nhé.

Giá bán 200.000/lọ nhé

more »

Hamster Roborovski - những điều chưa biết

Người đăng: yahoo


Xem thêm hình ảnh Hamster nhấn đây


Nguồn gốc :
(Chuột Hamster Sa Mạc Mông Cổ) - Roborovski Hamster

Hamster Roborovski hoặc "hamster mạc" (tiếng  latinh:phodopus roborouvskii),
thuộc chi Phodopus, là loài nhỏ nhất trong các giống chuột hamster.  Chúng có quê hương bắt nguồn từ Mông Cổ, một phần lãnh thổ Nga và bắc  Trung Quốc,nơi  chúng sinh sống là các khu vực thảo nguyên, hoang mạc  bán khô cằn với các thảm thực vật rất  ít. Roborovskis ( phodopus roborovskii ) là loài nhỏ nhất của tất cả chủng  loại  hamsters, chúng rất ngộ nghĩnh, xinh xắn và thường nuôi làm thú cưng.
Đặc điểm phân biệt của  roborovskis là đốm trắng nơi lông mày sẽ, và  thiếu sọc giữa lưng ( dặc  điểm của tất cả Dwarf hamsters  khác). Chuột  Hamster Robo rất nhanh nhẹn và hiếu động, ngoài tự nhiên, chúng có thể  chạy đi kiểm mồi đến trên 20 dặm trong chỉ một đêm, tức hơn 32km, thật  đáng kinh ngạc cho một chú chuột nhỏ bé chỉ vài cm chiều dài này. Gần  đây, trong quá trình nuôi trong gia đình, người ta nhận thấy chúng có  một số thay dổi gene và phát sinh ra " Mặt trắng" rất hiếm thấy. Nhìn  chung, các bé chuột hamster Robo có tính cách rất nhút nhát, hay bị giật mình, thậm chí ngã lăn ra nếu bị ai đó hú dọa, thậm chí nếu bị tóm gọn  trong tay, một vài bé sợ quá còn năm yên, duỗi thẳng chân tay để... giả  chết, trông nghộ nghĩnh đến phát cười. Chuột Robo Hamster có một đặc  điểm là mặc dù rất nhát, nhưng khi đã quen người cũng lại tỏ ra cực kỳ  thông minh, một bản năng học hỏi tuyệt vời, thậm chí bạn có thể huấn  luyện được chúng nữa. Chuột Robo không kêu chít chít nhiều như các loại  chuột Hamster khác nên chúng phù hợp với nhiều người cần sự yên tĩnh  trong nhà, chúng ta sẽ nói rõ hơn về đặc tính của Hamster trong phần  dưới... 
 Ngoài thiên nhiên hoang dã, chuột Hamster Robo sống trong hang hốc và đào hầm dốc, một số hang sâu khoảng 60cm đến trên 2m dưới lòng đất. Chúng dành hầu hết các hoạt động năng động nhất trong tháng 9 đến tháng 11 và từ suốt buổi tối và lúc bình minh để sự trữ thức ăn cho mùa đông. Chúng thích ăn các loại ăn rau, trái cây, hoa, củ quả, các loại hoa và thực  vật khác. Chúng cũng có thể ăncôn trùng, do đó, chúng là những động vật  ăn tạp. Vì sống trong môi trường khô của hoang mạc, Roborouvskis dường như có nhu cầu uống nước rất ít với khả năng tiết kiệm nước tuyệt vời. Chúng có thể tập trung nước  tiểu và sống sót với ít nước hơn  những loài hamster khác và cũng ít tiểu tiện hơn nữa, vì vậy môi trường  sống của chúng rất sạch sẽ.

Đời sống- Đặc điểm:
Robo có thể giữ nước tiểu lâu hơn và ít cần nước nhất trong các loại hams. Các bé có thể chịu được lạnh, nhưng lại nhạy cảm với môi trường quá nóng.

Môi trường sống tốt nhất của Robo là nhiệt độ từ 18 đến 26 độ C ( 64 đến 80 độ F ) . Robo không thể nhìn ở độ xa, quá cao. Bé sẽ cảm thấy an toàn khi được bế, đặt lồng ở gần mặt đất. Tầm nhìn của các bé khoảng 65cm ( 2 feet ) cách mặt đất.

Nếu các bạn muốn nuôi Robo, nên chọn cho bé 1 người bạn ( một bé Robo khác giới, cùng giới thì nên ở cùng nhau từ nhỏ ), nuôi cùng giới tính thì sự lựa chọn tốt nhất là 2 bé cái, 2 bé đực thì một số trường hợp xảy ra cắn nhau. Lưu ý 3 bé đực trưởng thành ở cùng 1 chuồng sẽ dễ dẫn đến cắn nhau.

Robo sống từ 2 - 3 năm rưỡi. Robo trưởng thành chiều dài từ 5-10 cm ( Tính từ đầu đến đuôi), Robo có thân hình nhỏ bé và chân sau dài, đây là lý do các bé Robo chạy rất nhanh. Robo nặng từ 22 - 50 grams.

Bàn chân robo có 4 ngón ở 2 chân trước, và 5 ngón ở 2 chân sau ( 2 chân sau to hơn )


+ Agouti Robo
Được biết là Robo mặt nâu, đây là màu nguyên thủy của Robo. Robo mặt nâu có màu lông như màu cát, lớp lông bên trong màu xám. Lông mặt của bé màu nâu kéo dài xuống phần mũi, cổ và dưới mũi trắng.

Robo mặt nâu dễ nhận biết vì có lông mày trắng, mặt màu nâu.

Tai của các bé Robo có 1 tý màu xám từ chóp kéo xuống 1 xíu, phần tai còn lại màu trắng.

Bụng của các bé màu trắng ( riêng bé đực có 1 lớp lông mỏng, màu vàng, đó là tuyến mùi hương)

Râu của bé khá dài, màu trắng và xám dần ở gần mũi.


+ White Faced Robo
Bé được gọi là Robo mặt trắng ( màu lông ở lưng sáng hơn  - *mình gọi là isabelle ). Có một số giả thuyết rằng các bé mặt trắng dễ mắc bệnh, có nhiều vấn đề về sức khỏe hơn mặt nâu.

Đặc điểm nhận biết rất rõ, giống với Robo mặt nâu, nhưng lông ở mặt và râu lại trắng, lông ở phần lưng giữ nguyên màu của Robo mặt nâu nhưng sáng hơn 1 chút, vẫn có lớp lông xám đen ở trong.

Những bé robo mặt trắng là con của 2 bé robo đều có gene lặn ( recessive gene ), nên khi sinh baby sẽ có những bé mặt màu trắng.


+ Platinum Robo
Là những bé Robo khi mới sinh ra đã khoác trên mình bộ lông trắng thuần chủng từ đầu, tai chạy dài đến đuôi.

Đặc điểm dễ nhận biết là các bé có bộ lông trắng hoàn toàn và 2 tai màu hồng nhạt, trên đầu hoặc sống lưng có khi có 1 vệt lông màu xám nhỏ.

Cũng có thông tin rằng những người nuôi Robo isabelle cho biết lông các bé có thể nhạt đi theo thời gian ( sẽ trở thành hoàn toàn trắng )


Sinh sản:
Robo cái có chu kỳ động dục vào mỗi 4 ngày. Bé vẫn có thể có thai trong khoảng 12 giờ, trong lúc đó việc giao phối có thể xảy ra.

Một bé hams cái có thể có thai mỗi 4 tuần ngoài tự nhiên. Thời gian mang thai từ 20 đến 30 ngày. *Nhưng bạn nên kiểm soát việc sinh sản của hams. Chỉ nên có 3 lứa là nhiều, không nên để bé sinh sản nhiều rất mất sức và làm bé mẹ xơ xác. Rất ít dấu hiệu để nhận biết robo cái có baby hay không (Chỉ khi nào bé mẹ gần sinh nở thì bụng mới phình to để lộ rõ bộ lông mỏng màu đỏ hồng dưới bụng, khi bạn bế bé lên thì bụng sẽ chảy xệ suống rõ rệt)

Robo thường hay giao phối vào mùa xuân, đầu hè. Điều này có thể liên quan đến việc ngày kéo dài và tăng nhiệt độ.

Robo có thể sinh sản từ khi 5 tuần tuổi, nhưng chỉ cho bé sinh sản khi đã lớn hơn. Robo cái nên có baby khi gần 4 tháng, đực có thể từ 3 tháng. Độ tuổi tốt để robo cái có con là 5-6 tháng, khi đó hams đủ khỏe, và trưởng thành để có thai và nuôi con.

Robo đực có thể giao phối cả đời, nhưng robo cái thường dừng lại sau 2 năm tuổi.

Hams mẹ cần nhiều đồ ăn bổ dưỡng trong thời gian chăm con.

Bổ sung thêm protein từ Sâu, sữa tươi không đường, đậu nành và yến mạch. Hams mẹ cũng cần thêm rau tươi (hạn chế) và hạt hướng dương.


Chuẩn bị cho hams mẹ trước khi sinh:
- Dọn chuồng của hams mẹ vì bạn sẽ không dọn chuồng trong 3 tuần tiếp theo. Cố gắng làm nhẹ nhàng, không động tới hams mẹ vì sẽ làm bé stress.

- Lót chuồng dày hơn. Khi sắp sinh hams mẹ sẽ gom lót chuồng thành 1 ổ, đào bới và chui mình xuống lót chuồng.

- Hams mẹ sẽ không cho hams đực giao phối trước khi sinh (có thể sẽ cắn luôn bé đực) và cắn chủ nếu bạn bế bé và làm bé sợ. (Trường hợp này nên tách bé đực ở riêng)

Trường hợp hams đực được hams cái cho phép ở chung thì khi đã có baby, thông thường hams đực sẽ đi mang đồ ăn về, chăm sóc và bảo vệ hams con khi hams mẹ không ở đó.

- Lấy wheel ra khỏi lồng, vì khi hams mẹ sinh sẽ chạy vòng vòng và chạy wheel, việc này sẽ ảnh hưởng tới hams con và có thể làm hams con chết.

Hams con sẽ được sinh ra trong một khoảng thời gian không liên tục (từ 1h - 5h), trong lúc đó hams mẹ sẽ chạy quanh hồ trước khi sinh ra 1 bé tiếp theo. Sau khi sinh hams mẹ sẽ tự gom con về ổ và làm sạch các giọt máu nhỏ trong lúc sinh
.



Xem thêm hình ảnh Hamster nhấn đây

more »

Bệnh ướt đuôi đối với Hamster

Người đăng: yahoo

Nuôi Hamster hiện nay là những cơn sốt cho các cô cậu học trò tại các đô thị lớn. Chúng xinh xắn và dễ thương. Nhưng cũng như các vật nuôi khác, bệnh tật là hiểm họa đe dọa loài thú cưng đáng yêu này. Bệnh ướt đuôi ở Hamster cần được mọi chủ nuôi quan tâm.

Bệnh ướt Đuôi là gì ?
Bệnh Ướt Đuôi (Proliferative ileitis) là một bệnh đường ruột nguy hiểm nhất cho Hamster. Bệnh do vi khuẩn có tên khoa học "Lawsonia intracellularis", vi khuẩn này cũng gây bệnh cho : chó, chồn, lợn và nhiều loài vật khác. Bệnh không lây sang người.


Lây nhiễm ra sao?
Hamster ở mọi lứa tuổi đều bị nhiễm bệnh, nhưng đặc biệt nguy hiểm, lây lan và chết nhanh ở hamster tập ăn sau cai sữa ( từ 3- 6 tuần tuổi ) vì lứa tuổi này, hamster được cho tặng, lưu thông trên thị trường có khả năng lây nhiễm cao do tiếp xúc, tập trung khác đàn. Mặt khác vận chuyển là một loại stress bất lợi, làm giảm sức đề kháng cơ thể, khả năng miễn dịch kém cũng dễ nhiễm và phát bệnh, do vậy đây là bệnh khá phổ biến hiện nay, người nuôi hamster cần quan tâm. Giống hamster lông dài "teddy bear" rất mẫn cảm, dễ mắc bệnh này.
Các Triệu chứng bệnh?
Biếng ăn, mệt mỏi, ngủ li bì, lông xơ xác, mắt kém lanh lợi, hố mắt trũng, lõm. Hamster dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, cắn xé lẫn nhau. Mất nước do tiêu chảy trầm trọng. Lông đuôi bết, ướt là rõ nhất, có giá trị để các bác sỹ thú y chẩn đoán lâm sàng bệnh này. Có xuất huyết trực tràng, lòi hậu môn do rặn tiêu chảy quá nhiều lần.

Điều trị và xử trí khi có chuột mắc bệnh:
Bù dịch và điện giải bị mất do mất nước. Cho uống thuốc tiêu chảy đường ruột, kháng sinh. Giữ chuột nơi ấm áp,sạch sẽ, vệ sinh, sát trùng đồ dùng, đồ chơi và chuồng chuột. Khi mắc bệnh, hiệu quả điều trị thấp, hamster thường chết sau 48 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.

Bạn có thể mua thuốc trị bệnh tiêu chảy tại Yahu Hamster Shop nhé
Giá bán 25.000/lọ
(Hình ảnh sản phẩm)



Phòng bệnh thế nào?
1. Cách ly ngay những chuột mắc bệnh và có dấu hiệu nghi bệnh.
2. Không thả chung hamster mới về với đàn đang nuôi, theo dõi sau 5-7 ngày thấy khỏe mạnh mới nhập đàn.
3. Người tiếp xúc chuột nghi ốm không chăm sóc chuột khỏe.
4. Vệ sinh sát trùng, phơi nắng thường xuyên dụng cụ nuôi cà đồ chơi của chuột.
5. Không mang đi chơi hoặc đưa tới HamShow những chuột không được khỏe mạnh.
6. Vệ sinh đồ ăn tươi: rau sạch, khô ráo.
7. Khi thấy dấu hiệu tiêu chảy ( ướt vùng hậu môn, đuôi ) cần mang khám BSTY ngay, trong đàn có con bị bệnh ướt đuôi, cần điều trị dự phòng cho toàn đàn.




more »

Làm sao nhận biết Bé Hamster có thai

Người đăng: yahoo

1. Xác định giới tính của bé hamster nhà bạn:
Điều đầu tiên và hiển nhiên là một bé hamster cái mới có thể mang thai. Trừ khi bạn đã biết rõ giới tính của bé hamster đang nuôi, nếu không hãy tìm hiều cách phân biệt hamster đực và hamster cái.
Cẩn thận phần sau gáy của hamster và nhấc nó lên thật nhẹ nhàng, rồi lật ngửa nó lại để kiểm tra. Con đực sẽ có tinh hoàn lồi ra nổi bật gần đuôi, trong khi đó hams cái sẽ không có cái này và hàng núm vú nổi lên trên bụng.
Lưu ý rằng nếu bạn nghĩ hamster đang mang thai do bụng to lên,  bạn nên tránh bế hoặc chạm vào nó trong suốt quá trình này.


2. Chú ý khoảng thời gian ghép đôi với hamster đực:
Hamster thông thường có chu kỳ mang thai trong khoảng 15~21 ngày, do đó nếu hamster cái sống cùng hamster đực trong khoảng thời gian này thì sẽ có khả năng có thai. Trường hợp hamster cái ở một mình dài hơn 4 tuần thì chắc chắn không phải nó sắp sinh baby.

3. Chú ý độ tuổi của hamster:
Hamster có thể bắt đầu được nuôi từ khi còn nhỏ ở 6-7 tuần tuổi. Tốt nhất bạn không nên ghép đôi hamster trong thời gian này vì nó còn chưa hoàn toàn trưởng thành, việc mang thai có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.
Điều này cũng có nghĩa là bạn cần phải tách đàn hamster riêng ra hai nhóm đực và cái để tránh tình trạng kết đôi quá sớm và tình trạng giao phối cận huyết.

4. Tránh nhầm lẫn giữa mang thai và mắc bệnh:
Dấu hiệu bụng sưng to là không đủ để xác định hamster mang thai. Tình trạng chướng bụng thực sự có thể là một dấu hiệu của bệnh hoặc điều kiện ảnh sống hưởng đến hamster. Bệnh có thể có những dấu hiệu giống với đang mang thai bao gồm:
- Pyometra - Nhiễm trùng tử cung.
- Cơ quan nội tạng to lên như gan hoặc lá lách, đó có thể là kết quả của bệnh ung thư.
- Bệnh tim, có thể dẫn đến sự tích tụ của các chất lỏng trong bụng.
- Các vấn đề đường ruột - chứa chất thải với việc tiêu háo thức ăn không đúng cách.
Bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu khác của các bệnh trên, bao gồm khát nước (Bình nước có thể hết nhanh hơn bình thường), giảm sự thèm ăn (lưu ý nếu bạn không thường xuyên đổ đầy thức ăn), và cơ thể mất đi lượng mỡ (thường là trên các xương sườn).

5. Hãy tìm dấu hiệu về sự trướng bụng:
Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên bạn nhận thấy hamster đang mang thai, nhưng trong trường hợp nó không rõ ràng, kiểm tra xem nếu bụng nó bắt đầu phát triển. Nếu bé hamster ăn, uống và tập thể dục như bình thường và đã có cơ hội giao phối, sau đó bụng sưng lên là một dấu hiệu rất có thể xảy ra khi nó đang mang thai.
Lưu ý rằng hamster có khả năng sẽ không thể hiện là nó đang mang thai cho đến cuối thời kì thứ 3 của thai kỳ (ngày 10 +), vì vậy bạn có thể có ít hơn 1 tuần từ khi nó bắt đầu thu gom làm tổ cho đến khi bạn nhận thấy dấu hiệu bụng sưng to.
Các đầu ti dưới bụng cũng sẽ nỏi to và rõ hơn, tuy vậy chúng cũng là rất nhỏ cho nên bạn ko cần lo lắng nếu không nhận thấy được vì lông quá dày. Đây cũng là thời kì sắp sinh cho nên bạn không nên bế bé lên để kiểm tra.


6. Để ý hamster mẹ bắt đầu làm tổ:
Một hamster mẹ mang thai sẽ bắt đầu làm tổ vào cuối thai kỳ, vì vậy thu thập và tha các loại mùn lót đến một nơi lẩn khuất làm tổ chính là một dấu hiệu khác của việc hamster mang thai.


7. Nhận thấy hams mẹ bắt đầu cất giấu thức ăn:
Hamster sắp sinh có thể bắt đầu ăn ít hơn bình thường, và cũng ẩn giấu đi nhiều thức ăn hơn đi, có lẽ ở trong tổ. Rõ ràng, bản thân điều này không xác nhận việc mang thai, nhưng nó sẽ làm đầy đủ hơn các dấu hiệu.


8. Hãy tìm dấu hiệu cho thấy những cơn đau đẻ:
Hamster của bạn có thể trở nên hoảng loạn và giận dữ hơn trong những giai đoạn rất muộn của thai kỳ. Dấu hiệu sinh sắp xảy ra bao gồm trở nên bồn chồn xen kẽ giữa các bữa ăn, chải chuốt, và làm tổ.

9. Hãy đưa bé hamster của bạn đến bác sĩ thú y hoặc cửa hàng vật nuôi:
Nếu vẫn không chắc chắn, bác sĩ thú y hoặc nhân viên cửa hàng chuột Hamter Yahu có thể giúp bạn xác định hamster của bạn đang có mang thai hay không. Tuy nhiên, có một vấn đề lớn là việc di chuyển hamster mẹ trong thời kỳ này có thể khiến nó gặp khủng hoảng, nói đơn giản là bị làm động ổ. Điều này có thể gây ra phản ứng tiêu cực là hamster mẹ có thể bỏ con hoặc ăn hết đàn con!!! Hãy chú ý kỹ điều này!
Nếu bụng sưng to kéo dài hơn 7-10 ngày mà hamster không sinh sản (hoặc nếu nó không thể hiện thêm các dấu hiệu khác của việc mang thai), hãy đưa bé đến Bác sĩ thú y vì có khả năng nó đang mắc bệnh nào đó.
more »

Cách nuôi chó con và cách huấn chó con khoa học

Người đăng: xuan vinh
Việc nuôi chó con đòi hỏi phải có phương pháp khoa học , chế độ dinh dưỡng hợp lý , tiêm chủng tẩy giun đầy đủ , … do thời kỳ lúa ra đòng này , chó con có xác xuất trạng yếu , để kháng kém cần phải chăm sóc đặc biệt. Việc huấn luyện chó cũng phải thực hành từ rất sớm để định ảnh lên tình cảm , có được sự sát của chú chó và và tự tin tuyên bố quyền Alpha ( vịt xiêm “lãnh đạo” ) của chính bạn. Bài viết này sẽ san sớt đến bạn cách nuôi chó con và cách huấn luyện chó con khoa học nhất.





Cách nuôi chó con  
Tiêm phòng

Đây là việc khôn xiết quan yếu do lúc mới sinh , lượng kháng thể từ chó mẹ truyền sang rất thấp , nên chó con thời kỳ lúa ra đòng này dễ mắc các bệnh nguy hiểm , vì vậy cần tiêm phòng theo đúng liệu trình để đảm bảo sức khỏe đưa lại hiệu quả tốt nhất cho đến khi thân thể tự để kháng được các loại bệnh.

Vaccine tiêm cho chó có 3 loại , thường làm gọi là loại phòng 3 bệnh , 5 bệnh và 7 bệnh. Loại 3 bệnh hiện ít được dùng do hiệu quả thấp. Đa phần người ta chỉ tiêm loại 5 bệnh và 7 bệnh.

Loại vaccine 5 bệnh sẽ phòng các bệnh sau:
Care
Pravo
Ho cũi chó
Viêm gan truyền nhiễm
Phó cúm

Vaccine 7 bệnh sẽ bao gồm 5 bệnh trên và Leptospria + Coronavirus. Trong 7 bệnh này thì nguy hiểm nhất và dễ mắc nhất là 2 bệnh care và pravo. Những người nuôi chó rất sợ 2 bệnh này , nếu mắc phải khi chó dưới 3 tháng tuổi thì có nguy cơ tới 60% cún sẽ chết , nếu qua khỏ thì cũng sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe khác sau này.

Liệu trình tiêm Vaccine. Chó con nên được tiêm phòng từ rất sớm , khoảng 3 tuần tuổi , bạn bắt đầu tiêm mũi đầu tiên , thường là mũi 5 bệnh. Đến 6 tuần tuổi , bạn tiêm thêm mũi thứ 2 ( 5 hoặc 7 bệnh ). Thường thì tiêm 2 mũi xong là khá yên tâm rồi , tuy nhiên nếu cún nhà bạn thường xuyên gặp mặt với môi trường kém vệ sinh , hoặc hay chơi cùng những chú chó khác thì đến 9 tuần tuổi , bạn nên tiêm tiếp 1 mũi thứ 3 cho chắc ăn. Khi được 7 – 8 tháng thì mới tiêm phòng dại. Giá một mũi vaccine còn tùy vào cơ sở thú y , có xác xuất sờn lòng từ 120k – 200k / mũi tùy loại.


Tẩy giun

Tẩy giun cũng rất quan yếu , tuy không gây ra các bệnh tức thời và nguy hiểm như care hay pravo nhưng sẽ có tác động đến một điều gì đó lâu dài đến sức khỏe và khả năng tiêu hóa của cún. Tẩy giun cần phải làm thường xuyên khi cún chưa đến tuổi trưởng thành , bạn sẽ cần tẩy giun theo liệu trình sau:
2 tuần tuổi ( trước khi tiêm vaxin mũi 1 ) cần tẩy giun lần đầu. Lặp lại vào 4 tuần , 6 tuần và 8 tuần.
sau thời gian ấy , cứ 1 tháng bạn lại tẩy giun 1 lần cho tới 6 tháng.
Từ 6 tháng tuổi thì cứ 3 tháng bạn tẩy giun 1 lần cho đến khi được 1 tuổi.
Từ 1 tuổi , 1 năm tẩy giun 1 lần cho đến hết vòng đời.

Liệu trình trên là chung cho hồ hết giống chó , nên biên soạn thêm quan điểm của bác sỹ thú y với từng giống chó và từng hoàn cảnh môi trường sống khác nhau.
Chế độ dinh dưỡng

Nếu bạn tiêm phòng và tẩy giun theo liệu trình trên thì đã khá yên tâm về sức khỏe của cún , lúc này quan yếu nhất là chế độ dinh dưỡng. Với cún dưới 3 tuần tuổi thì chỉ bú mẹ nên bạn chỉ cần chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ cho chó mẹ. Từ khi được 3 tuần tuổi , cún bắt đầu tập ăn dặm. Lúc này bạn có xác xuất cho chúng ăn cháo , trộn với thịt và rau xanh xay nhuyễn. Khi được 1 tháng tuổi , cún bắt đầu cai sữa và ăn ngoài , lúc này bạn vẫn cho chúng ăn cháo nhưng đặc hơn trước , và lại giảm lượng nước sau mỗi ngày cho tới khi chúng có xác xuất ăn cơm.
Chuồng trại cũng cần sạch sẽ và đủ ấm cho cún

Từ 1 – 2 tháng tuổi , nên cho cún ăn 5 bữa / ngày , mỗi lần một tí. từ 2 – 4 tháng tuổi thì giảm xuống 3 bữa / ngày. Còn trên 4 tháng tuổi thì chỉ cần 2 bữa / ngày là đủ.

Với chó dưới 3 tháng tuổi , không có một sự hạn chế hay một trường hợp ngoại lệ nào cả không cho gặm xương vì rất dễ bị hóc. Trên 3 tháng tuổi – 4 tháng có xác xuất cho ăn xương lớn. Còn trên 4 tháng thì có xác xuất ăn như chó trưởng thành.

Về chế độ dinh dưỡng , khối lượng thức ăn và cách cho ăn chi tiết , bạn có xác xuất biên soạn tại bài viết Chế độ dinh dưỡng và thức ăn cho chó ở Việt Nam.
Cách huấn luyện chó con

Huấn luyện chó con phải làm từ khi chúng chưa đến tuổi trưởng thành , chỉ khoảng 2 tháng tuổi , lúc chúng đã đủ cứng cát và bắt đầu biết nghe lời. Việc huấn luyện sớm và đúng cách sẽ định ảnh một chú chó tốt , sát , biết tôn trong và nghe lời bạn. Tránh để đến lúc tre gia khó uốn , nhất là với các giống chó bướng bỉnh như Alaska , Husky , Pitbull , Rottweiler , Doberman , …



Việc huấn luyện các lệnh và quy tắc tam suất giản đơn cho cún gần như giống nhau giữa các giống chó , bạn có xác xuất biên soạn tại bài viết cách huấn luyện chó Pitbull.
more »

Video Shop Yahoo Hamster

Chuồng nuôi chó mèo

Chuột Hamster chạy Whell Parabol

Chuột Hamster leo như Khỉ